Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đưa ra nhận định, 2011 sẽ là năm đầu tiên cán cân tổng thể thanh toán quốc tế của Việt Nam có thăng dư kể từ năm 2008.
Tại hội thảo "Chính sách tài khóa tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam" do Trường Đại học Kinh tế Luật tổ chức ngày 23/4, ông Nghĩa cho hay, Ủy ban giám sát đã dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm nay sẽ thặng dư khoảng 1 tỷ đôla Mỹ (trước đó Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư là 2,5 tỷ đôla). Năm 2009 cán cân thanh toán thâm hụt 9 tỷ USD, năm 2010 là 3,06 tỷ USD.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí lại cho rằng, theo tính toán của ông, thâm hụt cán cân thanh toán năm nay sẽ lên đến 3 tỷ đôla Mỹ với lý do là khi Ngân hàng Nhà nước áp lãi suất trần cho tiền gửi tiết kiệm bằng USD, thì lượng kiều hối gửi về nước để hưởng chênh lệch lãi suất sẽ giảm.
"Không thể dương về cán cân vì giảm lãi suất huy động USD thì kiều hối đầu tư sẽ giảm còn khoảng 5 tỷ đôla, trong khi nhập siêu sẽ là 12 tỷ USD. Tôi tính toán cán cân thanh toán vẫn sẽ thâm hụt khoảng 3 tỷ đôla", ông Chí nhấn mạnh.
Phản đối nhận định này, ông Nghĩa cho biết, kiều hối năm 2010 là 8 tỷ đôla Mỹ, trong đó có khoảng trên 4 tỷ USD do người Việt Nam lao động ở nước ngoài gửi về; lượng kiều hối ổn định hàng năm vào khoảng 3 tỷ đôla, và kiều hối gửi về nhằm hưởng chênh lệch lãi suất cao chỉ trên dưới 1 tỷ USD. "Thế nhưng, chưa chắc là người ta sẽ rút tiền về khi lãi suất đôla giảm vì lãi suất đôla của các nước khác vẫn thấp hơn so với Việt Nam", ông Nghĩa nói.
Riêng việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Lybia về khiến không ít người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kiều hối, vị Phó chủ tịch Nghĩa cho rằng ủy ban đã tính toán và dự báo kiều hối từ lao động ngoài nước gửi về năm nay sẽ giảm không đáng kể, từ mức 4,3 tỷ đôla xuống còn 4,1 tỷ đôla.
Không chỉ dự báo cán cân thanh toán quốc tế VN sẽ thặng dư, tiến sĩ Nghĩa còn tỏ ra lạc quan khi cho rằng, Ủy ban giám sát dự báo năm nay tỷ giá sẽ không biến động nhiều. Căn cứ cho dự báo về tỷ giá trên bao gồm lạm phát của Việt Nam mặc dù cao hơn Mỹ, nhưng bù lại đôla Mỹ lại đang mất giá so với các ngoại tệ khác.
"Cho nên, tính trên một rổ tiền tệ gồm 19 đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam thì tỷ giá thực tăng không đáng kể", ông Nghĩa lý giải.
Cùng quan điểm, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cũng cho biết nhiều tổ chức nước ngoài dự báo rằng từ nay đến cuối năm nếu tiền đồng có mất giá sẽ không quá 3% so với hiện nay. "Điều này cũng phù hợp với ý muốn của Chính phủ nhằm giữ sự hấp dẫn của đồng nội tệ", ông Thành chia sẻ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG TP HCM lại tỏ ra lo ngại về sự ổn định tỷ giá.
Theo ông, sau gần hai tháng kể từ lần mạnh tay điều chỉnh tỷ giá VND/USD vào ngày 11/2 và quyết liệt triển khai các biện pháp kinh tế lẫn hành chính, thị trường ngoại tệ Việt Nam đã phần nào lắng dịu, đỡ căng thẳng hơn so với trước đây.
Thế nhưng, theo ông Khánh có thể dễ dàng thấy rằng sự "yên ắng" này sẽ rất tạm thời nếu như không giải quyết tận gốc rễ những vấn đề còn bất cập trong cơ chế tỷ giá ở Việt Nam: việc xác lập tỷ giá VND/USD theo thiên hướng của cơ chế tỷ giá cố định dù xuất hiện dày đặc các chỉ báo bất ổn trong kinh tế vĩ mô; đặc biệt là lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán, phản ứng khá chậm trễ của chính sách tiền tệ trong bối cảnh vấn nạn đôla hóa trầm trọng đã đặt Ngân hàng Nhà nước vào tình huống phải dựa khá nhiều vào các can thiệp hành chính trực tiếp. Hậu quả là thị trường càng trở nên kém minh bạch, méo mó.
"Do đó, Việt Nam cần minh bạch hơn trong tiến trình điều hành tỷ giá để tránh rơi vào tình trạng lưỡng cực tạo sự khác biệt xa giữa cơ chế tỷ giá trên pháp lý và cơ chế tỷ giá theo thực tế do không làm được những điều đã công bố hoặc công bố điều không làm", ông Khánh nhấn mạnh.
(VnExpress)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.